Hotline: 0243.540.2246
language language
  • slideshow
  • slideshow
  • slideshow
slideshow slideshow slideshow

Tin tức sự kiện

Hướng dẫn cách tăng tuổi thọ tủ điện

Tủ điện là một phần không thể thiếu tại bất kỳ công trình công nghiệp hay dân dụng nào, từ nhà máy điện đến các trạm biến áp, hệ thống truyền tải phân phối đến các hộ tiêu thụ điện. Mục đích chính của nó chính là nơi để lắp đặt và bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt điện và thiết bị điều khiển, và là nơi đấu nối, phân phối điện cho công trình, đảm bảo cách ly những thiết bị mạng điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành.

Sản xuất tủ điện là một phần không thể thiếu tại bất kỳ công trình công nghiệp hay dân dụng nào, từ nhà máy điện đến các trạm biến áp, hệ thống truyền tải phân phối đến các hộ tiêu thụ điện. Mục đích chính của nó chính là nơi để lắp đặt và bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt điện và thiết bị điều khiển, và là nơi đấu nối, phân phối điện cho công trình, đảm bảo cách ly những thiết bị mạng điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành.

Tủ được phân làm 2 loại chính:

Tủ điện điều khiển: Tủ được sử dụng để điều khiển hoạt động của các động cơ làm việc độc lập và làm việc theo quy trình công nghệ, tủ có thể vận hành bằng tay hoặc tự động.

Tủ điện phân phối: Tủ điện phân phối tổng sử dụng trong các mạng điện hạ thế và là yếu tố quan trọng nhất trong mạng phân phối điện. Tủ điện phân phối được lắp đặt tại phòng kỹ thuật điện tổng của các công trình công nghiệp và dân dụng như nhà máy, xưởng công nghiệp….

sản xuất tủ điện

Quy trình kiểm tra các loại tủ điện

➜ Kiểm tra bên ngoài;

➜ Đo điện trở cách điện;

➜ Đo điện trở của các cuộn dây;

➜ Kiểm tra độ bền của điện môi;

➜ Đo điện trở tiếp xúc;

➜ Đo dòng điện rò;

➜ Đo các thông số đóng cắt thiết bị;

➜Kiểm tra cấu trúc tủ

–Cấp độ bảo vệ : Cấp độ bảo vệ theo đúng bản vẽ gia công tủ

–Kích thước vỏ tủ;

–Màu sơn và độ dày;

–Bề mặt sơn;

–Cầu trúc cơ khí : Cấu trúc tủ phải chắc chắn, không bị xiên và không được rung lắc như là cửa, mặt nạ, tấm gắn thiết bị…

–Kiểm tra thanh cái đồng ;

–Bảng tên tủ(Name plate): Tất cả các phần tử lắp trong tủ phải được lắp bảng tên cố định và đọc dễ dàng, nên đặt ở vị trí cố định.

–Lắp đặt tổng thể : Khi tủ được lắp ráp hoàn chỉnh Tất cả các cửa tủ phải được đóng mở dễ dàng. Các chi tiết như bản lề, chốt khóa chắc chắn.

➜ Kiểm tra đấu nối: Tất cả các điểm nối phải chắc chắn, kiểm tra thông mạch

➜ Kiểm tra điện trở cách điện: Đạt yêu cầu là 0,5MΩ/0,5kV

➜ Kiểm tra chức năng của tủ

–Kiểm tra danh mục vật tư : Danh mục vật tư theo đúng yêu cầu đơn hàng

–Kiểm tra đầu ra :

–Kiểm tra chức năng mạch điều khiển ( nếu có) :

➜ Kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, các bộ phận có chức năng bảo vệ như bộ điều tốc, phanh hãm

Nên kiểm tra các loại tủ điện theo định kỳ

- Kiểm định lần đầu: Trước khi đưa thiết bị, dụng cụ vào sử dụng;

- Kiểm định định kỳ: Kiểm định trong quá trình sử dụng và sau khi hết thời hạn kiểm định lần trước. Thời hạn kiểm định tối đa là 3 năm;

- Kiểm định bất thường: Kiểm định theo yêu cầu của đơn vị sử dụng thiết bị, khi thiết bị gặp sự cố và đã khắc phục xong hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

tủ điện

Hướng dẫn các bước bảo dưỡng các loại tủ điện

Bảo dưỡng định kỳ các loại tủ điện nhằm tăng tuổi thọ tủ và bảo vệ sự an toàn, ngoài ra giúp phát hiện nhanh chóng, kịp thời các hỏng hóc của hệ thống. Giảm thiểu được những sự cố có thể xảy ra.

✓Bước 1: Trước khi tiến hành, cần kiểm tra lại các thiết bị dụng cụ xem đã đảm bảo độ an toàn chưa. Để đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị, ta nên tắt aptomat tổng

✓Bước 2: Sau khi tắt điện xong, ta tiến hành bảo dưỡng vệ sinh khung vỏ tủ. Dùng giẻ lau chùi cẩn thận khung vỏ tủ. Kiểm tra các đèn báo pha, các pha có đủ điện không. Kiểm tra các biển chỉ dẫn xem có bị bong hay mờ hay không.

✓Bước 3: Bảo dưỡng bên trong tủ: kiểm tra bản vẽ xem có bị mờ không. Tiến hành kiểm tra các thiết bị điện bên trong tủ

✓Bước 4: Dùng máy hút bụi, hút toàn bộ bụi bẩn, tiếp theo là kiểm tra các ốc vít của công tơ điện + ốc vít của aptomat

✓Bước 5: Sau khi kiểm tra xong tiến hành đóng điện trở lại

✓Bước 6: Ta dùng đồng hồ đo điện để kiểm tra điện áp của các pha. Ta đặt đồng hồ ở điện áp xoay chiều. Tiến hành đo điện áp của các pha. Kiểm tra rơ le

Lưu ý một vài hạng mục cần bao trì các loại tủ điện

Trước khi tiến hành bảo trì, bảo dưỡng thì chúng ta cần kiểm tra thiết kế, kích thước các loại tủ điện hạ thế, cấu tạo các loại tủ điện hạ thế và các thiết bị trong tủ điện hạ thế:

– Scan nhiệt đầu cáp, busbar trước và sau khi bảo trì.

– Kiểm tra tổng quát tất cả các thiết bị trước và sau tủ.

– Làm sạch bằng máy hút bụi và dung dịch chuyên dụng.

– Siết chặt các đầu nối cáp, busbar, thanh dẫn.

– Kiểm tra cách điện thanh busbar, phát hiện vị trí cách điện thấp.

– Kiểm tra thiết bị đóng ngắt, phần cách điện và khóa liên động.

– Kiểm tra rơ le bảo vệ bằng cách bơm dòng nhị thứ.

– Kiểm tra thông mạch cầu chì, đèn báo, nút nhấn.

các loại tủ điện

Tại sao nên chọn HVC Hưng Yên để mua các loại tủ điện

✘Các phương tiện kiểm định đa dạng, hiện đại, đạt độ chính xác cao và có thể đo và kiểm tra mọi thiết bị điện có yêu cầu

✘Tại HVC Hưng Yên đã đạt kết quả thử nghiệm về tủ điện

✘Đầy đủ chứng chỉ CO-CQ kèm theo sản phẩm

✘Sở hữu đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao, giám sát từ khâu sản xuất đến khâu giao hàng, nhân viên nhiệt tình tư vấn

✘Các chính sách khuyến mại theo chính sách của công ty

✘Chế độ bảo hành theo chế độ nhà máy sản xuất

tủ điện





CÔNG TY TNHH HVC HƯNG YÊN

Văn phòng giao dịch:
Tầng 8, Tòa tháp C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, P. Mộ Lao, Q. Hà Đông, Hà Nội.

Điện thoại bán hàng: 0243.540.2246

Email: info@hvcgroup.net

Nhà máy sản xuất:
Thọ Bình - Tân Dân - Khoái Châu - Hưng Yên

Điện thoại: 0221.6272.829

Email: info@hvcgroup.net

Bản quyền thuộc về HVC Group